Trước khi tham gia tình nguyện ở eSwatini lần đầu tiên vài năm trước, tôi không có chút kiến thức nào về mảnh đất nhỏ bé bốn bề là đất liền này. Một năm làm tình nguyện viên cho một tổ chức phi lợi nhuận địa phương chuyên về chống bạo lực giới ở Châu Phi đã dạy tôi nhiều điều, ít nhất là về địa lý.
Nằm giữa Mozambique và Nam Phi, eSwatini (tên cũ là Swaziland, đã đỗi tên vào năm 2018) là một trong những chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng trên thế giới. Là quốc gia nhỏ nhất ở Nam bán cầu, eSwatini có diện tích 17.000 km vuông, chỉ bằng nửa Đảo Vancouver, và có dân số 1,2 triệu người. Dù nhỏ bé, đất nước này rất trù phú về văn hóa và các hoạt động ngoài trời. Những chuyến khám phá trong những ngày nghỉ giúp tôi bình tâm và lấy lại sức sống.
Các Khu bảo tồn và săn thú
Đam mê của tôi vốn là ngắm nhìn động vật hoang dã và tôi đã thỏa thê tận hưởng thú vui của mình tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Mlilwane, Vườn Quốc gia Hoàng gia Hlane, Khu bảo tồn và săn thú Mkhaya và Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Mbuluzi. Các nơi này đều cung cấp chỗ ở như lều trại, lều cỏ truyền thống kiểu tổ ong hay nhà nguyên căn để tự phục vụ.
Trong lúc khám phá những con đường mòn tự nhiên tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Mlilwane, tôi thả bộ chung với một con linh dương và đám ngựa trong khi giữ khoảng cách với một con cá sấu khổng lồ đang phơi mình bên hồ. Trên đường đến Hippo Haunt, nhà hàng ngoài trời của khu bảo tồn, tôi đã chạm mặt một con cá sấu khổng lồ [PH1] khác. Nó lặng lẽ bò quanh quanh khu vực lửa trại với tấm lưng đầy những vết xước ri rỉ máu. “Nó vừa đánh nhau với một con hà mã khác,” một kiểm lâm giải thích. Tôi đã đọc trên báo địa phương về những con hà mã, loài vật có tính bảo vệ lãnh thổ, luôn sẵn sàng xông tới và đạp lên người khác. Tôi bước vội vào nhà hàng, nhường không gian thoáng đãng bên ngoài lại cho chú ta.
Vườn quốc gia Hoàng gia Hlane là công viên duy nhất của eSwatini có sư tử. Một sớm tinh mơ, tôi đã gia nhập một nhóm safari để theo dấu những con thú hùng vĩ. Phải dậy trước khi mặt trời mọc là hoàn toàn xứng đáng và tôi sướng run người khi thoáng thấy chúa sơn lâm, niềm tự hào của rừng rậm. Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài tê giác. Ngồi bên hố nước lúc hoàng hôn, tôi nín thở khi hai mẹ con tê giác trắng xuống uống nước.
Hoạt động ngoài trời
Mặc dù không giáp biển, eSwatini có nhiều dòng sông chảy xiết. Vì vậy, tôi đã đăng ký chơi trò chèo bè trên sông Great Usuthu với một công ty địa phương. Chúng tôi đi theo một nhóm sáu người, hai người một bè. Lúc đầu, sông chảy nhịp nhàng êm ái, nhưng tốc độ tăng dần và ngay sau đó chúng tôi phải đối mặt với một ghềnh nước xiết. Tôi cùng với bạn chèo, một cô người Úc hoạt bát tên là Isabel đã chèo rất nhanh nhưng cũng không thắng nổi ghềnh thác. Trồi lên, sụt xuống theo dòng nước chảy xiết, chúng tôi thấy rất may vì đã mặc vì áo phao và đeo mũ bảo hiểm.
Leo núi đá Sibebe là thử thách tiếp theo của tôi. Núi đá, hay đá pluton, là một khối trông như Tảng đá Uluru (Ayers) của Úc. Nó có niên đại hơn ba tỷ năm với độ cao 350 mét. Một số người thích leo thẳng lên, nhưng đá dốc và nhẵn nên rất dễ trơn trượt. Thay vào đó, tôi đi đường vòng dài hơn, và được tưởng thưởng bởi khung cảnh tuyệt trần của núi đá phủ đầy địa y và những cánh đồng cỏ vươn dài đung đưa trong gió.
Lễ hội Umhlanga
Là một sự kiện thường niên được cả nước eSwatini háo hức mong đợi, Umhlanga còn được gọi là Vũ điệu Cây sậy. Diễn ra vào cuối tháng 8, nghi thức là đỉnh cao của tám ngày tôn vinh Thái hậu. Vào ngày này, các thiếu nữ diễu hành đến những cánh đồng lau sậy, chặt nhỏ, bó lại và làm thành lá chắn gió dâng tặng cho nơi ở của Thái hậu. Tại đêm cuối của buổi lễ, tôi đã xem 10.000 “thiếu nữ” (trẻ, chưa kết hôn, chưa có con) nhảy múa trước mặt Nữ vương và con trai của bà, Quốc vương Mswati III. Đeo những đai thắt vải rực rỡ trên ngực trần và mặc váy ngắn cũn cỡn (thực sự giống như đeo thắt lưng hơn), các thiếu nữ kia thật lộng lẫy. Một người bản địa kể lại rằng quốc vương có tới 15 người vợ và đã chọn nhiều cô dâu của mình sau khi gặp họ ở Umhlanga. Ở eSwatini, chế độ đa thê là hợp pháp (vua cha có 70 bà vợ), nhưng ngoại trừ hoàng tộc thì ít ai cưới nhiều vợ do giá của hồi môn rất đắt – sính lễ ở đây là số lượng bò phải trả cho gia đình cô dâu.
Cuộc sống làng quê
Để tìm hiểu lịch sử và biết thêm về cuộc sống đời thường của nơi đây, tôi đã đi một tour vòng quanh làng Lobamba. Beki, hướng dẫn viên của tôi, dẫn tôi xuống một con đường rợp bóng cây với những ngôi nhà bùn để đến một sân nhỏ bày đầy những chiếc ghế dài và thấp. “Chị có khát nước không?” anh hỏi. Tôi khẽ gật đầu và một người phụ nữ mang ra một hũ lớn hay dùng để muối dưa chứa đầy thứ nước màu xám trông như nước rửa bát. “Bia cao lương đấy[TMT2] [PH3] ,” Beki giải thích rồi uống một ngụm. Tôi nhấp một ngụm nhỏ cũng từ cái hũ đó. Tôi nhăn mặt bởi vị chua. Beki chạy mất hút vào trong túp lều và đi ra với một cái bát đất sét chứa đầy chất lỏng màu trắng đặc. “Thức uống từ ngô, không lên men,” anh giải thích. Lần này tôi đã mỉm cười. Nó thanh mát, ngọt và ngon.
Chúng tôi dùng bữa trưa tại một hàng thịt địa phương. Sau khi chọn gà, chúng tôi đặt nó lên bếp lò đỏ than của cửa hàng. Cùng với thịt gà, chúng tôi thưởng thức những đĩa bắp cải trộn, lá bí ngô luộc, salad cà chua-bơ, và món pap (làm từ bột ngô, trông giống như cháo bột ngô). Chúng tôi ăn mọi thứ bằng tay.
Quà lưu niệm Thương mại Công bằng
Tại cửa hàng Gone Rural ở thị trấn Malkerns, tôi chọn được một số miếng lót bàn và giỏ đan từ cây cỏ trong vùng. Bày biện theo bảy sắc cầu vòng, các mặt hàng tại đây kết hợp các họa tiết truyền thống với thiết kế cao cấp. Các mặt hàng do khoảng 800 phụ nữ nông thôn cung cấp, họ làm việc ngay tại cộng đồng và nhận 40% giá bán ra. Tôi cũng được biết rằng Gone Rural xuất khẩu các sản phẩm của mình đi khắp thế giới, bao gồm 10.000 cửa hàng Villages ở Canada.
Đất nước này có một số vấn đề lớn bao gồm tỷ lệ HIV/AIDS, bạo lực gia đình và thất nghiệp đều cao. Mua đồ lưu niệm thủ công không khắc phục được những vấn đề này, nhưng hy vọng những món đồ tôi mua sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sinh kế của ai đó.
Hoạt động tình nguyện ở một quốc gia đang phát triển đã giúp tôi mở mang tầm mắt. Dù việc đi đến một nơi xa xôi hẻo lánh dễ khiến ta nản lòng và nhụt chí, nhưng được một nền văn hóa quá khác biệt đón nhận là phần thưởng mà tôi sẽ trân trọng trong suốt phần đời còn lại của mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc tình nguyện ở nước ngoài sau khi đại dịch kết thúc, hãy đi ngay nhé!
This content is also available in:
English
See details
0 nhận xét:
Đăng nhận xét