Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

Published tháng 8 10, 2024 by Anonymous with 0 comment

Cách xử lý khi quên mật khẩu máy tính đơn giản dễ thực hiện

Cài đặt mật khẩu cho máy tính giúp đảm bảo tính riêng tư, bảo vệ dữ liệu tốt hơn. Mặc dù đặt password dễ nhưng nhưng một số trường hợp người dùng vẫn có thể quên mật khẩu. Đừng quá lo lắng, trong bài viết này, Học IT Ngay sẽ tiết lộ cho bạn cách khắc phục khi quên mật khẩu máy tính đơn giản, nhanh chóng.

Cách đặt lại mật khẩu máy tính khi quên

Để xử lý khi quên mật khẩu máy tính, người dùng có thể tận dụng các tính năng được tích hợp trên thiết bị, tiến hành thao tác theo các bước hướng dẫn.

Đặt lại qua Microsoft Account khi quên mật khẩu máy tính

Khi mở máy tính, nếu người dùng quên pass máy tính ở màn hình đăng nhập thì thực hiện xử lý theo 5 bước bên dưới:

  • Bước 1: Nhấn vào lệnh I forgot my password bên dưới khung nhập mật khẩu.
Click vào lệnh I forgot my password ở giao diện chính
  • Bước 2: Màn hình khôi phục tài khoản mới hiện lên, tiến hành nhập, xác nhận lại địa chỉ email → Sau đó nhấn lệnh Next.
Nhập email và nhấn lệnh Next
  • Bước 3: Click vào lệnh Get code, kiểm tra tin nhắn, email để lấy mã. Điền mã này vào khung trên màn hình và nhấn lệnh Next.
Click Get code để lấy mã và điền vào ô trống
  • Bước 4: Tạo một password mới và nhấn Next để hoàn tất.
Tạo mật khẩu mới và nhấn lệnh Next
  • Bước 5: Cuối cùng nhấn vào nút Sign in, điền mật khẩu mới vào để thao tác với máy tính.
Nhấn vào Sign in

Sử dụng Local Account đặt lại mật khẩu máy tính

Tính năng Local Account có thể giúp người dùng xử lý khi quên mật khẩu máy tính thông qua thiết lập câu hỏi, được thực hiện theo 2 công đoạn bên dưới:

– Thiết lập bộ câu hỏi bảo mật:

Đặt câu hỏi bảo mật rất cần thiết trong trường hợp muốn khôi phục lại tài khoản sau này, thao tác theo các bước sau:

  • Bước 1: Click mở cài đặt Settings → Chọn lệnh Accounts.
Nhấn lệnh Accounts
  • Bước 2: Tiếp tục nhấn vào lệnh Sign-in options, ở mục Password click vào lệnh Update your security questions.
Nhấn Update your security questions ở mục Password

Ở hộp thoại mới hiển thị, điền vào mật khẩu mới cho tài khoản bảo mật. Kế đến đặt câu hỏi, điền câu trả lời bảo mật và nhấn Enter.

– Khôi phục password khi quên mất:

  • Bước 1: Nhấn vào lệnh Reset password ngay bên dưới khung điền mật khẩu của giao diện màn hình chính.
Nhấn vào Reset password
  • Bước 2: Điền vào đúng câu trả lời cho các câu hỏi bảo mật, click vào mũi tên bên phải như ảnh minh họa.
Đặt câu hỏi bảo mật và câu trả lời sau đó nhấn mũi tên
  • Bước 3: Nhập và xác nhận lại 1 lần nữa mật khẩu mới → Nhấn lệnh Enter.
Nhập và xác nhận với mật khẩu mới tạo

Đặt lại Pass bằng tài khoản Outlook

Người dùng có thể đặt lại pass máy tính thông qua tài khoản Outlook đơn giản chỉ với 3 bước bên dưới đây:

  • Bước 1: Bạn đăng nhập vào 1 thiết bị khác để thực hiện reset tài khoản.
Đăng nhập vào account Microsoft trên thiết bị khác
  • Bước 2: Nhập vào email chính xác và click Nhận mã để thực hiện đăng nhập.
Nhấn vào lệnh Nhận mã
  • Bước 3: Nhập và xác nhận lại 1 lần nữa mật khẩu mới, nhấn vào lệnh Tiếp theo để có thể đăng nhập vào thiết bị của mình.
Điền và xác nhận password

Khôi phục mật khẩu máy tính bằng công cụ thứ 3

Trong tình huống đã thử hết các phương pháp xử lý khi quên mật khẩu máy tính nhưng không thành công thì người dùng có thể tải công cụ thứ 3 hỗ trợ. Phần mềm được phát triển hiện đại, tích hợp nhiều tính năng chuyên nghiệp nên có thể khôi phục mật khẩu dễ dàng, đảm bảo thành công tới 99%.

Ophcrack LiveCD

Ophcrack LiveCD là phần mềm hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở được thiết kế nhằm khôi phục password trên laptop, PC chạy hệ điều hành Windows. Điểm ấn tượng nhất của Ophcrack là dễ dàng giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm, bẻ khóa mật khẩu máy tính cũ thông qua bảng mã tiếng Anh.

Giao diện công cụ Ophcrack LiveCD

Khi thao tác với ứng dụng, người dùng chỉ cần truy cập vào link website, tải file ISO rồi khởi chạy trên máy tính. Sau đó chỉ cần click vào tài khoản người dùng, công cụ sẽ tự động thao tác để bẻ khóa mật khẩu bị quên mất.

iSeePassword

iSeePassword là ứng dụng được phát hành bởi Windows, giao diện được thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu lấy lại password đã quên trên máy tính. 

Đổi mật khẩu với iSeePassword

Phần mềm được thiết kế với giao diện đẹp mắt, thân thiện với người dùng, cam kết không có mã độc và bảo mật dữ liệu tối ưu nên người dùng có thể yên tâm. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và cả thiết bị, tuy nhiên phải bỏ ra 1 khoản phí để sử dụng công cụ.

Password Changer

Active@ Password Changer là ứng dụng được thiết kế dành cho máy tính Windows gặp rắc rối khi quên mật khẩu. Công cụ cho phép người dùng khôi phục mật khẩu vào máy tính khi quên mất và đổi password mới bất kỳ lúc nào.

Password Changer khắc phục quên mật khẩu hiệu quả

Password Changer hỗ trợ cho hầu hết các phiên bản hệ điều hành của Windows như 7, 8, 10, Windows Vista, XP hoặc một số phiên bản cũ hơn. Giao diện phần mềm được thiết kế thân thiện, dễ thao tác, tốc độ xử lý và lấy lại mật khẩu cực nhanh.

DaRT của Microsoft

DaRT là công cụ được phát hành bởi Microsoft để hỗ trợ tối đa trong việc kiểm tra thiết bị, lọc rác, tạo mới password khi không may quên mất. Phần mềm được thiết kế giúp quản trị hệ thống hiệu quả và sửa chữa máy tính tốt hơn. Công cụ tương thích với hầu hết các phiên bản khác nhau của Windows như 7, 8, 10… 

Tạo mật khẩu mới với công cụ DaRT

Điểm yếu lớn nhất của ứng dụng này là người dùng cần có kiến thức, kỹ năng công nghệ chuyên nghiệp, Nếu mới sử dụng phần mềm này lần đầu, thiếu kinh nghiệm rất dễ phát sinh các sự cố không mong muốn.

Bên trên đây là hướng dẫn xử lý hiệu quả khi quên mật khẩu máy tính được Học IT Ngay chia sẻ cho người dùng. Hy vọng rằng sau khi tham khảo người dùng có thể thực hiện theo, khắc phục được các lỗi phát sinh trên máy tính nhanh chóng.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét