Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

Published tháng 6 18, 2024 by Anonymous with 0 comment

Cách cài Windows 10 LTSB 2016 bằng USB cho máy cấu hình thấp

Cài Windows 10 LTSB 2016 bằng USB trong đó LTSB là viết tắt của Long Term Servicing Branch, đây là phiên bản Windows 10 không nhận được các bản cập nhật thường xuyên, không có Cortana, không có Store và cũng không có trình duyệt edge. Đây là phiên bản sử dụng ổn định cho các máy tính cấu hình thấp, yếu và máy tầm trung, cả máy tính có ổ cứng HDD và SSD, vì các máy có ổ cứng SSD nếu cài Windows 10 Pro dùng 1 thời gian cũng sẽ đơ nên chỉ có bản LTSB là sử dụng nhẹ nhất.

Các bạn không nên cài Windows 10 lite vì đó là phiên bản linh tinh của bọn trên mạng nó tạo ra, bởi lẽ LTSB là do Microsoft phát hành và chúng sử dụng ổn định hơn, ở phiên bản LTSB này chúng đã được lược bỏ nhiều phần mềm ứng dụng không cần dùng đến, chỉ có những gì cần sử dụng là được giữ lại thôi nên nó đã nhẹ rồi.

Tải bộ cài Windows 10 LTSB 2016

Các bạn cần tải về Windows 10 Enterprise 2016 LTSB phiên bản gốc đuôi .iso nhé

Tải về Windows 10 Enterprise LTSB 2016

Các bạn chọn phiên bản 64-bit hoặc 32-bit sau đó tải về rồi di chuyển file này sang ổ D để sau này còn sử dụng nữa nhé.

Tạo USB cài Windows 10 LTSB 2016

Do đa số các máy tính cài Windows 10 RAM đã trên 4GB nên mình sẽ hướng dẫn cài Windows 10 LTSB 64-bit chuẩn UEFI nhé. Các bạn phải có 1 cái USB dung lượng tối thiểu 4GB, mà USB bây giờ cũng rẻ tốt nhất nên dùng cái Sandisk 16GB 3.0 cho tốc độ nó nhanh nhé.

Các bạn cắm USB vào máy tính sau đó mở phần mềm Rufus lên.

Khi phần mềm Rufus mở xong, các bạn làm theo hướng dẫn từng mục trong ảnh.

  • Device: Các bạn chọn cái USB cần tạo vừa cắm vào máy tính.
  • Boot selection: Các bạn bấm vào nút Select sau đó chọn cái file Win 10 LTSB vừa tải có đuôi .iso
  • Partition scheme: Chọn GPT để cài UEFI
  • File System: Chọn luôn là FAT32 (Default)

Và cuối cùng là bấm Start cho nó chạy, nó mà hiện ra cảnh báo thì bấm OK hoặc Yes là được.

Khi nào vòng màu xanh nó hiện READY là nó đã tạo xong USB cài Windows 10 LTSB 2016 chuẩn UEFI rồi nhé, các bạn bấm vào Close và cắm USB này vào cái máy cần cài lại win 10 là được.

Xem thêm:

Cách cài Win 10 LTSB 2016 bằng USB

Các bạn tắt cái máy cần cài Windows 10 đi đã, sau đó cắm cái USB vừa tạo vào nhé, đối với máy bàn thì cắm vào đằng sau cho nó ổn định.

Tiếp theo là các bạn hãy xem Phím Tắt Vào BIOS Và Boot Options Của Các Hãng Máy Tính để có thể boot vào USB, nếu không được thì thử cách dưới.

Sau khi cắm USB vào như này các bạn hãy bật máy tính lên, khi nào nó hiện ra Logo hãng máy thì bấm nhanh nút Pause

Bấm pause xong nó sẽ hiện ra các phím tắt vào BIOS và Boot menu hoặc Boot options

Như hình thì để vào Boot các bạn cần bấm phím F12 để vào Boot USB, nếu nó hiện là F9: Boot options thì các bạn bấm F9 nhé.

Sau khi mình vào Boot menu xong nó sẽ hiện ra Please select boot device:

Mình sẽ dùng phím mũi tên hoặc máy đời mới mình dùng chuột bấm vào cái dòng có chữ UEFI: Sandisk, Partition 1 và nó sẽ load vào bộ cài windows 10 có trên USB.

Sau khi bấm chọn cái UEFI: Sandisk thì nó đang load vào bộ cài Windows 10 LTSB của mình từ USB.

Load xong nó hiện ra chọn ngôn ngữ và bàn phím, dòng thứ 2 các bạn chọn Vietnamese (Vietnam) còn dòng keyboard các bạn chọn US sau đó bấm Next nhé.

Bấm install now để tiến hành cài đặt ngay nha.

Đến chỗ điều khoản các bạn hãy tích vào I accept the license terms và bấm vào Next.

Để tiếp tục cài đặt thì các bạn phải chọn dòng 2 là Custom: Install Windows only (advanced) mới được nhé.

Các bạn cần xác định phân vùng ổ C là cái nào rồi bấm vào Delete ở phía dưới để xóa đi nhé, cả 3 phân vùng gồm MSR, System, Recovery cũng phải xóa đi nó mới sạch được nhé.

Trường hợp không biết đâu là phân vùng ổ C cài Windows thì các bạn bấm tổ hợp phím Shift + F10 nó sẽ tự mở cmd và các bạn nhập notepad sau đó bấm enter.

Nó tự mở cmd lên, các bạn không cần biết nó hiển thị như nào, các bạn cứ gõ thẳng là notepad sau đó bấm luôn nút Enter.

Sau khi nó tự mở notepad, các bạn bấm vào File chọn Save As…

Bấm vào Save As… xong các bạn chọn This PC, nó sẽ hiển thị ra các phân vùng có trong máy tính, các bạn mở từng ổ ra xem cái nào là ổ C cài win lúc trước nhé, ổ nào có thư mục Windows, Program File, Users thì nó là ổ cài Windows.

Khi đã xác định được ổ C cài win lúc trước của mình có dung lượng tổng khoảng 59.4GB là ~ 60GB thì mình thoát notepad quay lại cái chỗ giao diện Custom: Install windows only và xóa phân vùng 59.4GB đi.

Khi kiểm tra xong notepad thì ổ cài win có dung lượng 59.4GB, mình sẽ chọn vào cái Partition 4 có tổng dung lượng tương tự và bấm vào Delete ở bên dưới.

Bấm vào OK để xác nhận xóa.

Còn lại các phân vùng như MSR (Reserved), Recovery, System cũng phải xóa giống như vậy luôn thì nó mới sạch. Nếu nó không hiện ra thì thôi không cần xóa.

Xóa xong nó ra phân vùng cài win sẽ là Unallocated Space, các bạn hãy chọn cái phân vùng có dung lượng ~ 59.4GB, do mình đã xóa MSRm Recovery và System nên nó tăng dung lượng lên 60GB.

Chọn cái phân vùng 60GB xong bấm Next luôn.

Sau khi bấm Next nó chạy cái % này và nó sẽ cài Windows 10 ltsb 2016 lên ổ cứng của các bạn.

Chạy xong 100% nó sẽ đếm ngược 10s như này và sẽ khởi động lại, các bạn nhanh tay rút luôn USB cài win ra khỏi máy tính.

Khởi động máy xong, nó sẽ chạy Getting Devices như này, các bạn cứ để máy đó kệ cho nó chạy cho đến khi nào nó hiện ra…

Chạy xong nó ra giao diện Get going fast các bạn chọn Use express settings nhé.

Choose how you’ll connect: Các bạn hãy chọn dòng 2 là Join a local Active Directory domain và bấm Next.

Nó sẽ bắt các bạn tạo tên người dùng (Username) cho máy tính, các bạn nhập tên vào là ok, nếu muốn tạo mật khẩu thì nhập vào chỗ Enter password và nhập lại ở dòng dưới là được. sau đó bấm Next.

Ở đây mình không muốn tạo mật khẩu thì mình chỉ nhập user cần tạo thôi sau đó bấm Next luôn.

Bấm next nó hiện ra “Hi”. giờ các bạn cứ kệ để cho nó tự chạy là nó sẽ lên màn hình Desktop.

Các bạn không được tắt máy tính, cứ kệ cho máy nó chạy thôi nhé.

Sau khi nó hiện ra màn hình Desktop như này là các bạn đã cài thành công rồi, bước tiếp theo là cài driver cho máy là xong, hoặc là các bạn vào chỗ Windows update để nó tự tải driver về nhá.

Xem thêm:

Video cách cài Win 10 LTSB 2016 bằng USB

https://www.youtube.com/watch?v=_J3jJCbBSJ4

4.9/5 - (9 bình chọn)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét