Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Published tháng 5 21, 2024 by Anonymous with 0 comment

Cách tạo usb boot máy tính đơn giản dễ thực hiện

Cách tạo USB Boot không phải là vấn đề khó khăn đối với các kỹ thuật viên chuyên thao tác, cài đặt máy tính, laptop. Tuy nhiên nếu người dùng máy bình thường muốn khởi tạo sẽ gặp một số vướng mắc. Vậy phải làm sao để tạo USB Boot trên hệ điều hành Windows 7, Windows 10 nhanh chóng? Ở bài viết dưới đây Hocitngay sẽ được hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tham khảo.

USB Boot là gì? 

Thuật ngữ USB Boot dùng để chỉ chiếc USB có khả năng nạp thông tin vào lưu trữ khi khởi động máy tính. Thông thường, USB Boot có thể nạp được các hệ điều hành với môi trường nhỏ, chạy các phần mềm cần thiết để sửa lỗi cơ bản như lấy lại password Windows, phục hồi dữ liệu, fix lỗi ổ cứng… 

USB có thể nạp thông tin khi khởi động thiết bị

Đối với DLC Boot còn tích hợp thêm Win PE 10 32bit/ 64 bit để hỗ trợ tạo Boot trên Legacy và UEFI đơn giản. Vì vậy, người dùng chỉ cần chuẩn bị sẵn USB sau đó tiến hành DLC Boot, cho phép hỗ trợ đa dạng từ CD, LAN, USB và công cụ chạy hệ điều hành Android.

Yêu cầu chuẩn bị trước khi tạo USB Boot?

Trước khi tiến hành tạo USB Boot, người dùng phải tiến hành các bước sao lưu lại dữ liệu để tránh bị mất đi trong quá trình khởi tạo. Đồng thời, việc tạo USB boot siêu dễ, không cần nhiều kỹ thuật phức tạp như bạn vẫn nhầm tưởng.

  • Để tạo USB Boot thành công, đầu tiên phải có 1 USB với mức dung lượng tối thiểu 4GB. 
  • Đối với phiên bản hệ điều hành Windows 7, Windows 10 cần phải tải thêm file ISO để chứa toàn bộ thông tin cài đặt Windows. 
Chuẩn bị USB mới mức dung lượng 4GB

Ngoài ra, người dùng cần biết và phân loại USB Boot theo tính năng cụ thể, biết nên chọn ứng dụng nào cho phù hợp nhất:

  • Loại USB DOS được sử dụng để khởi chạy các phần mềm trên nền DOS. 
  • Loại USB HĐH được sử dụng để burn file ISO trên các phiên bản hệ điều hành MacOS, Linux, Windows để tiến hành cài đặt mới.
  • Loại USB cứu hộ được gắn kèm vào máy tính trên nền DOS để bổ sung tính năng cứu hộ WinPE hoặc Portable tiện ích.
  • Loại USB đa năng được cài đặt với chương trình DOS, hỗ trợ toàn bộ các hệ điều hành từ Windows đến Linux, giúp chạy Live Distro Linux hiệu quả…

Cách tạo USB Boot trên chuẩn UEFI và LEGACY

LEGACY được chính thức ra mắt vào năm 1975, ứng dụng được tích hợp trực tiếp lên chíp bo mạch chủ các công cụ. Nhìn chung, LEGACY là bảng tổng hợp chỉ dẫn chạy máy tính để khởi động hệ điều hành đơn giản. Tức là khi người dùng khởi động laptop, PC thì LEGACY cũng hoạt động đồng thời.

Công cụ này sẽ hỗ trợ người dùng máy tính xem xét lỗi bộ nhớ RAM có vận hành bình thường hay không. Kế đến, LEGACY sẽ tiến hành kiểm tra các tùy chọn khởi động, ổ cứng, mạng LAN… Tuy nhiên, tốc độ mở LEGACY không quá nhanh, không hỗ trợ các ổ đĩa cứng chuẩn GDT. 

Giao diện màn hình chuẩn UEFI và LEGACY

Để tiến hành tạo USB với chuẩn UEFI và LEGACY thì cần phải tải và cài đặt phần mềm Rufus trên thiết bị. Công cụ này có tác dụng tạo USB khởi động trên thiết bị máy tính và được đánh giá tối ưu, dễ sử dụng. 

Theo khảo sát, tốc độ cài USB Boot thông qua bộ cài Windows hoặc Ubuntu nhanh hơn hẳn so với cài từ đĩa CD. Ứng dụng Rufus cho phép tạo USB Boot tốc độ cực nhanh với mức dung lượng 1MB.

Bước 1: Cài đặt thông số của USB Boot

Đầu tiên, người dùng mở ứng dụng Rufus đã tải và cài đặt trên máy tính, kế đến chọn mục Device → Nhấp chọn vào USB. Ở mục Boot selection, tiến hành nhấp chọn Disk or ISO image → Nhấn Select để thực hiện duyệt file ISO.

Chọn Disk or ISO image và click Select

Thời điểm này, tại mục Image option, nhấn vào lệnh Standard Windows installation. Ở mục Partition scheme, tiến hành nhấp lệnh MBR hoặc GPT dựa trên dòng máy tính là gì. Đồng thời, đối với  File System thì nhấp vào NTFS → Cuối cùng nhấn Start để khởi tạo USB Boot.

Tùy chỉnh khởi tạo USB Boot

Bước 2: Xóa bỏ dữ liệu cũ trên USB 

Màn hình thiết bị xuất hiện hộp thoại cảnh báo có USB sẽ tiến hành format, nếu máy đang chứa dữ liệu quan trọng thì nên thực hiện sao chép trước → Nhấn OK.

Nhấn OK để sang bước kế tiếp

Bước 3: Bắt đầu tạo USB cài Windows 

Hộp thoại xuất hiện với các vị trí cần điền thông tin khác nhau, người dùng có thể tiến hành tuần tự theo đúng 7 vị trí bên dưới đây:

Điền vào các ô như hướng dẫn để tạo USB cho Windows
  • Chỗ trống số 1: Người dùng tiến hành điền tên USB. 
  • Chỗ trống số 2: Nhấn chọn SELECT → Nhấp chọn file ISO đối với phiên bản hệ điều hành Windows 7, Windows 10 đã cài đặt trước đó. 
  • Chỗ trống số 3: Tiến hành nhấn và giữ tổ hợp Alt + E để tiến hành kích hoạt tính năng ẩn khởi tạo USB 2 phân vùng. 
  • Chỗ trống số 4: Hệ thống máy tính sẽ tự động lựa chọn BIOS hay UFFI tương thích với thiết bị đang sử dụng. 
  • Chỗ trống số 5: Thực hiện đặt tên cho USB Boot khởi tạo, người dùng ưu tiên sử dụng các tên gợi nhớ ví dụ như cai Win 7 hoặc cai Win 10. 
  • Chỗ trống số 6: Cuối cùng nhấp vào tính năng NTFS là hoàn thành.  

Bước 4: Bắt đầu tạo USB Boot

Sau khi điền mọi thông tin bắt buộc để tạo USB Boot ở trên, người dùng nhấn Start để bắt đầu tiến trình khởi tạo.

Nhấn Start để khởi tạo USB Boot và chờ đợi

Bước 5: Tạo USB Boot thành công

Sau khi tiến trình tạo USB Boot hoàn thành sẽ có chữ READY hiển thị với màu xanh.

Quy trình tạo USB Boot thành công thì người dùng có thể áp dụng để tiến hành cài đặt Windows. Lưu ý, trong quá trình tạo có thể phát sinh lỗi xuất phát từ file ISO hoặc USB chỉ được cài đặt chế độ đọc, cần thực hiện chuyển sang chế độ đọc, ghi dữ liệu.

Hướng dẫn kiểm tra USB Boot hoạt động hay không

Sau khi tạo thành công, người dùng có thể tiến hành kiểm tra USB Boot có thực sự hoạt động trên máy tính hay không với các bước kiểm tra bên dưới:

  • Bước 1: Tải và cài đặt  ứng dụng kiểm tra USB Boot MobaLiveCD về máy tính.
  • Bước 2: Nhấp chuột phải chọn tệp MobaLiveCD vừa tải xuống thành công → Chọn lệnh Run as Administrator để khởi chạy với quyền admin.
Chạy tệp MobaLiveCD vừa tải xuống thiết bị
  • Bước 3: Nhấn vào chọn lệnh Run the LiveUSB.
Nhấp chọn Run the LiveUSB
  • Bước 4: Nhấn lựa chọn USB Boot thử cần thực hiện kiểm tra.
Lựa chọn loại USB cần tiến hành kiểm tra
  • Bước 5: Chọn vào No để loại bỏ tính năng tạo đĩa ảo.
Chọn No để tắt tiến trình tạo đĩa ảo
  • Bước 6: Một cửa sổ mới xuất hiện và người dùng có thể kiểm tra các tính năng USB Boot trên máy tính đơn giản.
Thao tác thử các tính năng của USB Boot xem có thành công không

Cách khắc phục máy tính không nhận USB Boot

Dù đã thực hiện đúng theo các bước tạo USB Boot nhưng máy tính không nhận thì chắc chắn đã có lỗi thiết bị hoặc quá trình sử dụng. Nguyên nhân phát sinh lỗi có thể do BIOS không chạy hoặc USB cắm vào bị hỏng… Bên dưới đây, Hocitngay sẽ chỉ ra từng lỗi và cách xử lý lỗi máy tính không nhận USB Boot đơn giản để người dùng tham khảo.

Kiểm tra USB 

Đầu tiên khi thấy thiết bị không nhận USB Boot thì người dùng phải thực hiện kiểm tra lại xem USB có bị lỗi gì hay không. Thử nghiệm bằng cách cắm chuôi USB vào máy tính khác, nếu vẫn hoạt động bình thường thì USB không hề lỗi. Ngược lại, nếu kết quả là USB không hoạt động thì nên sửa chữa hoặc mua mới để tiến hành tạo USB Boot lại từ đầu theo hướng dẫn.

Cắm và kiểm tra lại USB

Khởi động lại máy tính

Một cách khác để sửa lỗi máy tính không nhận USB Boot là tiến hành tắt máy và khởi động lại từ đầu. Việc này giúp thiết bị chạy lại ứng dụng và xử lý lỗi ban đầu. Trong trường hợp sau khi khởi động lại vẫn không nhận USB Boot đã tạo thì người dùng áp dụng thêm các phương pháp khác được chia sẻ bên dưới.

Thao tác khởi động lại máy

Khởi động BIOS 

BIOS là cụm từ được viết tắt từ Basic Input/ Output System có ý nghĩa là đường dây đầu vào/ ra cơ bản. Hệ thống BIOS có khả năng kiểm tra phần cứng trên thiết bị có đáp ứng đủ yêu cầu của hệ điều hành hay không. BIOS được so sánh với cái chuông báo thức, hỗ trợ kiểm tra cực nhanh phần cứng máy tính.

Mỗi thiết bị máy tính sẽ tích hợp BIOS riêng biệt với giao diện dễ thao tác. Để xử lý lỗi không nhận tạo USB Boot vừa thực hiện, người dùng có thể thử khởi động lại BIOS theo các bước:

  • Bước 1: Trước tiên, người dùng phải truy cập vào BIOS thông qua các phím tắt. Đối với dòng thiết bị Acer, Asus sẽ nhấn vào F2 hoặc Del, đối với máy tính Dell sẽ nhấn F2, đối với máy HP nhấn ESC, F10 hoặc F1,…
Nhấn phím tắt để vào giao diện của BIOS
  • Bước 2: Dễ dàng truy cập vào Menu Boot thông qua phím tắt tùy theo từng dòng máy, ví dụ dòng Asus thì nhấn phím F8 hoặc Esc, thiết bị Dell sẽ bấm vào F12, đối với dòng máy Acer thì nhấn phím F12, Esc hoặc F9…
Truy cập vào Menu Boot
  • Bước 3: Ở thanh của Menu Boot, người dùng di chuột tới phần Reset → Tiến hành nhấn Enter trên bàn phím, cuối cùng chọn Yes.
Chọn lệnh Yes
  • Bước 4: Người dùng chờ khởi động BIOS thành công rồi tắt thiết bị, tiến hành khởi động lại, sau đó cắm USB để tạo lại USB Boot.
Tắt thiết bị và cắm USB để kiểm tra lại thành công hay chưa

Vô hiệu hóa Secure Boot 

Nếu sau khi thử hết 3 phương pháp trên nhưng máy tính vẫn không chịu nhận USB boot thì người dùng phải áp dụng cách cuối là vô hiệu hóa Secure Boot. Quy trình vô hiệu hóa trên thiết bị được tiến hành đơn giản với các bước bên dưới:

  • Bước 1: Người dùng tiến hành khởi động lại công cụ ở chế độ BIOS, từng dòng máy sẽ có biện pháp khởi động khác nhau. Chẳng hạn như laptop Asus nhấn vào phím ESC, laptop Acer nhấn vào phím F2, laptop HP nhấn vào phím F10,… 
  • Bước 2: Sau đó ở mục Security, người dùng nhấn vào lệnh Secure Boot Menu. Tiếp theo nhấn vào mũi tên → Nhấn phím Enter để xuất hiện lệnh Secure Boot Control.
Vào Secure Boot Menu
Tại Secure Boot Control nhấn Enabled

Để tiến hành tắt Secure Boot, người dùng sẽ chọn Disabled nằm ở bên góc phải của màn hình. Kế đến, tiến hành nhấn vào F10, chọn lệnh Yes để lưu lại toàn bộ tiến trình.

Chọn Disabled cuối góc phải màn hình
Nhấn Yes để lưu trữ toàn bộ quá trình
  • Bước 3: Nhấp vào mũi tên chuyển tới phần Boot → Nhấn chọn lệnh Launch CSM → Chọn lệnh Enabled và bấm Enter trên bàn phím và bật được chế độ Boot Legacy. Tiếp đến phải nhấn vào F10 và nhấn Yes để lưu lại toàn bộ thao tác đã thực hiện.
Tại Launch CSM tiếp tục nhấn chọn Enabled

Sau khi hoàn thành, người dùng cắm lại USB vào và kiểm tra thử xem máy tính đã nhận USB Boot hay chưa. Nếu vẫn lỗi và không thể khắc phục được thì phải mang thiết bị tới cửa hàng uy tín để được nhân viên có chuyên môn hỗ trợ sửa chữa.

Ở bài viết trên đây, Hocitngay đã hướng dẫn nhanh cách tạo USB Boot trên hệ điều hành Windows 7, Windows 10 để người dùng tham khảo. Sau khi tạo thành công, đây được xem như kết nối giữa các phần mềm và hệ điều hành, loại trừ các lỗi xuất phát từ phiên bản phần mềm cũ. Nếu không may phát sinh lỗi thì dùng các biện pháp được hướng dẫn để khắc phục là hoàn thành.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét