Bác Lên, 57 tuổi, rao mời đi thuyền một ngày sau cơn bão Molave vào miền Trung Việt Nam. Khu phố quanh cây cầu Nhật Bản này đã ngập trong biển nước. Bác kể: “Tôi lo cho cái xuồng của mình mà không ngủ nổi. Tôi thức trắng đêm canh nó, sợ gió thổi đi mất. Nếu tôi chỉ neo thuyền bằng dây thì gió cuốn đứt cả sợi dây mất. Gió mạnh dữ lắm.”
“Đây là cái thang để trèo xuống xuồng, tôi cột nó vào ban công nhà mình,” chị Nga kể. Chị đang bế bé Thảo, con gái 6 tuổi, bên ban công.
Mẹ con chị Nga nhìn thuyền qua lại ngay trước nhà. “Nếu muốn đi chợ thì chúng tôi phải đi xuồng. Vừa mưa, vừa lũ, vừa mất điện Tôi mua một cái bếp cồn để nấu mì gói cho mấy đứa nhỏ.”
Cô Ăn chèo thuyền qua đường Nguyễn Thái Học.
Anh Bình, 24 tuổi, ra ngoài nhà tạo dáng với cây chổi trong nước lũ. “Tôi đang lấy chổi đẩy rác vướng trên tường ra.” Anh Bình thuê một căn nhà để mở quán cà phê trong một con hẻm nhỏ. Tuy nhiên, quá đã phải đóng cửa vì COVID-19 và lũ lụt.
Anh Tuân vào nhà qua cửa sổ tầng lầu. Sau khi nỗ lực vào nhà qua cánh cửa bị ngập nước không thành công, gia đình anh cập thuyền bên cạnh nhà để anh và mấy chú chó leo lên mái hiên. Đàn chó được sinh trong đợt hoành hành đầu tiên của Coronavirus nên anh đặt tên một con là Coro, một con là Vina.
Anh Tuân phơi áo ngoài sào cho khô. Trong trận lũ, anh ở trên tầng 2, ra vào nhà bằng cửa sổ trên lầu. Anh kể: “Căn nhà này hơn 170 năm tuổi rồi. Cả bốn thế hệ nhà tôi đã từng sống ở đây và tổ tiên của tôi là người Hoa. Suốt triều Nguyễn, người Việt không thể sống ở đây. Mấy căn nhà gỗ đặc biệt là nơi người Hoa từng sống.”
Đường Nguyễn Thái Học ngập trong nước.
Bác Nuôi chèo thuyền qua những con đường lềnh bềnh nước. Suốt đợt lũ, các nhà thuyền địa phương đã giúp đưa du khách và người dân di chuyển quanh khu phố cổ.
By Alden Anderson.
Instagram: @360nomad
Website: 360nomad.org
This content is also available in:
English
See details
0 nhận xét:
Đăng nhận xét