Việt Nam có 63 tỉnh thành. Và mỗi tên gọi của các tỉnh thành đều cất giữ cho mình những câu chuyện, những ý nghĩa riêng lưu truyền từ xa xưa. Không chỉ riêng gì người nước ngoài mà đôi khi ngay cả người Việt cũng không biết rõ hết ý nghĩa của những tên gọi này.
Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Tên gọi này được chính thức định danh từ năm 1831, vào thời vua Minh Mạng. Theo cách hiểu phổ biến nhất thì từ “Hà Nội” mang nghĩa thành phố bên trong sông. Cũng bởi vị trí địa lý của vùng đất này được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy.
Hải Dương
Tên gọi này chính thức có từ năm 1469. Trong đó, “Hải” nghĩa là biển cả, “Dương” nghĩa là ánh sáng. Vùng đất này vốn nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long mà hướng đông cũng là hướng của mặt trời mọc. Vì vậy, Hải Dương có nghĩa là ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải phía đông chiếu về”.
Điện Biên
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841. Tên gọi này mang ý nghĩa làm nên một địa danh hào hùng, mang dáng hình của dân tộc. Trong đó, “Điện” nghĩa là một vùng núi to, vững chãi và “Biên” nghĩa là miền biên viễn.
Đà Nẵng
Nguồn gốc tên gọi này chính là biến dạng của tiếng Chăm cổ: “Daknan” – được hiểu theo nghĩa là sông lớn, hay cửa sông cái.
Kon Tum
Kon Tum xưa là một làng nhỏ của người Ba Na cạnh bờ sông Đắk Bla. Nơi đây vốn có rất nhiều hồ nước trũng. Tên gọi Kon Tum cũng ra đời từ đó, mang ý nghĩa là Làng Hồ với “Kon” nghĩa là làng và “Tum” nghĩa là hồ nước.
-
Kon Tum. Source hình từ VnExpress.
Sài Gòn
Có rất nhiều cách lý giải cho tên gọi này, điển hình là:
Theo học giả Trương Vĩnh Ký, tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của tiếng Khmer. Trong đó, “Prei” nghĩa là rừng, còn “Nokor” nghĩa là thị trấn. Như vậy, gọi là “Prei Nokor” ý chỉ đây là một thị trấn nằm giữa rừng. Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.
Hay cách khác, khi người Hoa đến vùng đất này, họ nhận thấy đây là nơi “ăn nên làm ra” nên đã gọi nơi này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn. Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Lâu dần đọc trại thành Sài Gòn.
Cần Thơ
Quan điểm thứ nhất cho rằng trong một đêm trăng tĩnh mịch có đoàn thuyền đi ngang qua vàm sông (bến Ninh Kiều ngày nay) thì thấy cảnh quan thiên nhiên hữu tình và văng vẳng xa xa có tiếng ai hò hát, ngâm thơ. Tức cảnh sinh tình, dòng sông thơ mộng này được ban cho cái tên “Cầm Thi giang”. Cả vùng đất này cũng mang tên gọi đó. Lâu dần, người dân đọc trại thành chữ “Cầm Thi” thành “Cần Thơ”.
Quan điểm thứ hai lý giải tên gọi này xuất phát từ loài cá sặc rằn “Kìn Tho” của người Khmer. Vì con rạch có nhiều cá “Kìn Tho” nên người dân dùng tên gọi đó để đặt tên cho rạch. Dần dần, đọc trại thành “Cần Thơ” và cái tên này vô hình trung gắn liền với cả vùng đất này.
-
Cần Thơ. Source hình từ VnExpress.
An Giang
Địa danh An Giang chính thức ra đời vào năm 1832. Từ “An Giang” có thể giải nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài. Tên gọi này được vua Minh Mạng đặt mang ý nghĩa khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.
Sóc Trăng
Tên gọi Sóc Trăng là từ “Srok Kh’leang” của tiếng Khmer. Trong đó, “Srok” là xứ, còn “Kh’leang” là vựa, nơi chứa bạc. Do đó, “Srok Kh’leang” mang nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Người Việt đọc “Srok Kh’leang” thành “Sốc-Kha-Lang”, rồi từ từ đọc thành “Sóc Trăng” khi nào không biết.
-
Sóc Trăng. Source hình từ Luxury Inside.
See details
0 nhận xét:
Đăng nhận xét